NHỮNG LẦM TƯỞNG KINH DỊ VỀ NGHỀ PHOTOGRAPHER

Trải qua được mấy năm ngành cưới, mình có đúc kết được mấy điều mình đã từng lầm tưởng về nghề này. Mình liệt kê nhẹ nhàng mấy điều dưới đây, anh em nào thấy đúng sai thì chia sẻ ý kiến cá nhân ở dưới nhé.

DSC06874.jpg

  1. Mình sẽ trở thành một photographer chuyên nghiệp nếu mình thật sự yêu thích chụp ảnh.

Nếu bạn yêu thích nhiếp ảnh, điều đó KHÔNG CÓ NGHĨA là bạn sẽ tự động trở thành một photographer giỏi. Đó là câu mà mình dám khẳng định chắc nịch luôn, vì nó cần trải qua khá là nhiều thứ như thời gian, kinh nghiệm, trải nghiệm, học hỏi, kiên nhẫn và 1 chút năng khiếu và may mắn.  Trở thành một chuyên gia không chỉ liên quan đến việc chụp ảnh những gì bạn yêu thích nhất, nó còn liên quan đến rất rất rất rất là nhiều yếu tố khác.

Đặc biệt hơn nữa, nhiếp ảnh không phải là điều duy nhất bạn sẽ làm. Trên thực tế, hầu hết những gì bạn sẽ làm là phụ trách công việc - kiếm khách, viết email, sắp xếp cuộc hẹn, đi họp, làm kế toán, shipper... vân vân và mây mây. 

Mặc dù sẽ thật là sướng chữ ướng kéo dàiiiiii, nếu bạn được chụp những gì bạn thích (thực ra photographers nào chả muốn chụp gì mình muốn, ước mơ, đám cưới đẹp, mẫu đẹp, chỗ đẹp …) và khi bạn muốn chụp nó, nhưng điều đó không phải lúc nào cũng ra 1 sản phẩm đúng với khả năng CHUYÊN NGHIỆP hoặc với GÓC NHÌN CHUYÊN NGHIỆP hơn. Nhưng thực tế là như vậy, không phải cứ giơ máy lên bấm là thành chuyên nghiệp. 

2D2A0413.jpg
2D2A0404.jpg

2. Thiết bị không quan trọng, quan trọng là kĩ năng.

Lại sai. Nếu bạn muốn trở thành một photographer, việc trang bị thiết bị phù hợp là điều cần thiết, càng xịn càng tốt. Càng xịn càng hỗ trợ mình nhiều trong công việc. Trước chưa có nhiều tiền (giờ cũng đủ mua chứ vẫn trường tồn chưa nhiều) thì mình tặc lưỡi nghĩ mua tầm tầm chụp cũng đc, nhưng sau khi đi chụp nhiều thì mình đúc kết là máy xịn chụp nhàn hơn, dc thả sức chụp những góc lạ hơn và sau này ko phải lăn tăn quá chuyện nâng cấp. Hãy đầu tư 1 lần cho đáng.

Kinh nghiệm vàng trong làng nháy là LUÔN LUÔN có backup máy ảnh. chẳng ai muốn khi đang chụp 1 đám cưới đẹp, 1 khách hàng trả tiền cao ngất thì máy ảnh của mình lại lăn đùng ra chết giữa đám cưới cả.

131462221_10158647018598956_4526521027994085272_o (2).jpg

3. Chụp nhiều ảnh trong một buổi chụp có nghĩa là sẽ có nhiều ảnh đẹp hơn.

Cách tiếp cận 1 đám cưới bằng cách “Ấn chụp liên tục và cầu nguyện sẽ có hình đẹp xuất thần “ đồng nghĩa với kết quả là ra vô số ảnh (giống nhau hoặc gần giống nhau ). Câu hỏi được đặt ra là: có thật sự cần nhiều ảnh đến thế và sẽ mất bao lâu để ngồi lọc vài ngàn, thậm chí hơn chục ngàn hình? Mình tìm được 2 lý do cho việc chụp quá nhiều shoot trong buổi chụp, MỘT là sợ mất khoảnh khắc và HAI là bối rối không biết chụp gì. Đương nhiên là mình cũng đã từng trải qua cảm giác đó trong thời gian đầu cầm máy.

Hiển nhiên là sẽ có 1 vài tình huống mà chúng ta có xu hướng ko dám để lỡ và chụp liên tục sẽ có lợi thế rất nhiều, điển hình là first look, first kiss, first dance lúc trao nhẫn cưới. Khi mà cố chụp nhiều, đồng nghĩa mình sẽ không còn quá chú ý đến mọi thứ diễn ra xung quanh vì phải tập trung vào việc chụp được nhiều ảnh nhất có thể. Hãy tập bấm máy vào những thời điểm thực sự cần, đi tìm những thứ mình mường tượng ra trong đầu và những khoảnh khắc vàng đâu đó trong đám cưới.

119262073_10158433881983956_1654992764464202172_o (1).jpg

5. Những bức ảnh sáng tạo chưa chắc đã đủ thuyết phục khách hàng.

Có 1 điều mà mình nhận ra rằng, có những bức ảnh rất sáng tạo nhưng lại không phải cái khách hàng cần, mình chỉ nó số ít thôi. Khách chắc chắn cũng phải tham khảo kĩ style chụp rồi thì mới book mình, đúng không? Hãy để khách hàng trình bày cái mình muốn, cho mình xem cái họ muốn hướng tới, chứ đừng nghệ sĩ quá rồi đôi khi giao 1 sản phẩm hơi hướng trừu tượng quá, art phiêu quá sẽ dễ xảy ra mâu thuẫn hoặc tranh chấp ( ví dụ như bố mẹ em ko hiểu tấm này, ông bà em cần tấm thế kia ) , vì “lâu lâu người ta mới cưới nên cái người ta cần sẽ khác đôi chút cái mình muốn. Mình đi chụp (ăn) cưới hoài ah nên còn nhiều cơ hội để sáng tạo.

71796118_10157380058073956_5090749604085891072_o.jpg
image-asset (22).jpeg

6. Các photographers chuyên nghiệp không biết mọi thứ cần biết về nhiếp ảnh.

Cái này thì mình thấy rất đúng, vì sự nghiệp học hành thì rất dài, còn rất nhiều thứ để học. Có thể biết nhiều, chứ ko thể biết hết. Mặc dù có thể nhận biết rõ công việc của mình đang làm, nhưng chắc phải đến 80-90% photographers Việt Nam mình đều không xuất thân từ giảng đường, nên phần lớn cái biết được đều từ TRẢI NGHIỆM mà ra. Có khá nhiều câu hỏi chính bản thân mình cũng phải tự đi tìm câu trả lời rõ ràng hơn, vì cái mình mường tượng trong đầu ra nó khá mơ hồ, vì sao mình phải đứng đây,vì sao mình phải chọn góc kia ..v.v.

Có điều này mình nói ra dễ sẽ bị nhận gạch 😂nhưng nhiều khi nhìn vài bộ ảnh của 1 vài photographer nổi tiếng, mình tự hỏi người ta đã từng dành ra thời gian để học chụp ảnh bao giờ chưa. Nghĩ thật điên rồ nhưng có thể là rất đúng 🤔

116467956_10158322847973956_6068594520416251123_o.jpg

7. Cách duy nhất ra tiền là chụp ảnh cưới

Nhu cầu cưới càng ngày càng cao, mình thấy đa số các bạn trẻ bây h chọn nghề này vì dễ học, dễ kiếm tiền dẫn đến việc bão hoà và cạnh tranh cao về giá. Chụp ảnh cưới có thể sinh lời cao nếu làm đúng cách, bài bản và bạn có PHONG CÁCH riêng của mình. Ai cũng có thể chụp giống như bạn, có sản phẩm như bạn thì thứ cạnh tranh cuối cùng là nằm ở GIÁ.

Vấn đề nếu bạn giỏi chụp gia đình, chân dung thì hãy lấy nó làm chính, hãy tập trung phát triển về mảng bạn giỏi nhất. Có những đám cưới mình biết mình sẽ ko thể làm tốt thì mình sẽ không nhận, thay vào đó mịnh chụp couple và gia đình nhiều hơn. Bạn chỉ có thể làm giá cao khi bạn thật sự có sản phẩm tốt và kĩ năng tốt.

130962823_10158638805653956_793036860717213359_o.jpg
126210012_10158591541553956_6355232535924576888_o.jpg

PHOTOTELLER2 Comments