MỘT VÀI THỨ MÌNH ĐÃ HỌC ĐƯỢC TỪ CHỤP ẢNH CƯỚI.

Có những khái niệm thay đổi từ lúc mình bắt đầu chụp đến bây giờ hoàn toàn khác nhau. Năm đầu chụp, mình chỉ nghĩ đến việc có càng nhiều khách càng tốt, được chụp càng nhiều càng tốt, về nhà chỉ ngồi chỉnh ảnh, nhiều khi chỉnh hết sau đó mới chọn vì rất là hứng khởi. Sau đó lặp lại với những đám cưới sau.

CŨNG ĐẾN LÚC BỊ QUÁ TẢI. Trong khi đi chụp thì căng thẳng tìm khoảnh khắc và chụp nhiều hết mức có thể để không bỏ lỡ điều gì. Đến giờ thì khi mọi thứ đã có thể nhuần nhuyễn hơn, tư duy cũng khác hơn, việc lựa chọn khách hàng cũng có những tiêu chí riêng,trong đám cưới giờ thay chỉ đứng nhìn, thì mình đã có thể tiếp xúc với khách trong đám cưới để nói chuyện khiến họ cảm thấy thoải mái và biểu cảm được bộc lộ ra thực sự. Mỗi cặp đôi là khác nhau, mỗi đám cưới luôn khác nhau, đừng bao giờ ngừng nghỉ học tập thêm khi có cơ hội và áp dụng lên đám cưới tiếp theo. Dưới đây là 1 vài điều mình học được từ nghề nhiếp ảnh cưới muốn chia sẻ với mọi người.

1. Bạn sẽ làm nhiều việc hơn là 1 photographer thuần tuý

Mục đích sau cùng vẫn là TIỀN để nuôi sống bản thân. Điều này càng đúng khi bạn là chủ 1 thương hiệu, 1 công ty thì công việc hàng ngày của bạn nhiều hơn là việc chụp hình. Thỉnh thoảng mình ngồi làm việc vài ngày mà ko đụng vào máy ảnh. Công cuộc kiếm được nguồn khách hàng,  quảng cáo , tư vấn và định hướng cho thương hiệu riêng của bạn sẽ tốn rất nhiều thời gian. Thực tế là phải mất nhiều năm để xây dựng thương hiệu  và đối tượng khách hàng riêng ; không có lối tắt để đi, nếu có đi chăng nữa thì cũng chỉ có cách đổ tiền ra làm quảng bá để đi nhanh hơn 1 chút mà thôi. 

2. Không có ngày nghỉ

Do khách hàng đặt lịch trước hàng tháng hoặc lâu hơn nữa là năm, và chắc chắc mình sẽ ko biết mình vào ngày đó như thế nào, ốm bệnh,đau đầu,cảm nhưng vẫn phải đi chụp. ( Trừ khi phải gãy tay gãy chân ) . Mình từng chụp 1 đám cứoi khi đang sốt, hậu quả là vừa kết thúc đám cưới ,mình vật vã ngủ li bì 2 ngày và mệt mỏi nguyên 1 tuần sau đó. Nếu đã ký hợp đồng với khách hàng thiệp cưới trên bàn, thời gian địa điểm rõ ràng thì không thể nghỉ hay vắng mặt vì bất cứ lý do gì. 

3. Học cách hạn chế rủi ro

Mọi thứ đều có thể xảy ra, nhẹ thì thiệt hại ít, còn nặng thì mất luôn những khoảnh khắc quan trọng cần phải chụp, nên hãy chắc chắn là nên có nhiều hơn 1 máy ảnh . Mọi thứ từ body, lens, pin và đèn. Nếu làm trong ngành cưới, nên có trong tay khi chụp ít nhất là 2 máy trong những thời khắc quan trọng ko làm lại được như lúc làm lễ, tuyên thệ. Bản thân cũng từng bị hỏng máy trong lúc chụp, chập điện , hỏng focus, nhưng đều may mắn không gặp khó khăn gì. Vì từng trải qua khoảnh khắc đáng sợ đó, mình luôn backup thêm 2 máy. Còn 1 rủi ro nữa là đến muộn. Khi được đặt 6h bắt đầu, thì mình luôn có mặt trước 30-45p để tránh những điều không may xảy ra. Tất cả các bài học đều được rút ra từ những kinh nghiệm đau thương :D

4. Bức ảnh khoảnh khắc ý nghĩa đôi khi chưa chắc đã là bức ảnh đep.

Một điều chắc chắn là không phải người xem nào cũng hiểu hết được ý nghĩa đằng sau của mỗi bức ảnh và mỗi người có khái niệm đẹp và xấu khác nhau, nên phạm trù này khá là trừu tượng . Đa phần bức ảnh đẹp được tập khung vào khung cảnh hoành tráng, ánh sáng lộng lẫy, kỹ xảo đèn điêu luyện nhưng nhiều khi quên đi những khoảnh khắc giản dị đơn thuần. Khoảnh khắc chân thật đáng giá hơn ngàn lần so với những bức phong cảnh hoành tráng , đặc biệt sau nhiều năm nhìn lại, những người trong ảnh có thể đã đi xa rồi.

 

PHOTOTELLERComment